Hướng tới thế giới 4.0
Nội dung bài viết
Cuộc thi Lập trình Toán học Toàn cầu GMCC là một sân chơi sáng tạo giúp các em học sinh PennSchool khám phá, trải nghiệm nghiên cứu, thử nghiệm và vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học về lập trình. Cuộc thi đã tạo cơ hội để các em thể hiện đam mê của mình với Lập trình và cũng là môi trường trải nghiệm chia sẻ văn hóa với nhiều học sinh đến từ Việt Nam cũng như các vùng lãnh thổ khác trên thế giới.
Cuộc thi dành cho các em học sinh từ khối 3 đến khối 12 có cơ hội trải nghiệm và thử thách bản thân trên đấu trường quốc tế. Đồng thời giúp các em trải nghiệm quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và vận dụng lập trình, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo.
Thông qua cuộc thi, các em không chỉ nhận được giải thưởng xứng đáng với nỗ lực đã bỏ ra, mà các em còn có những trải nghiệm đáng nhớ.
“Tham gia cuộc thi GMCC là một trải nghiệm tuyệt vời đối với mình, bởi vì đây là lần đầu tiên mình tham gia một cuộc thi viết mã, một cuộc thi mà mình thực sự mong chờ từ rất lâu. Trình độ viết mã của mình, đặc biệt là Python, không tốt lắm (do đó, mình không thể trả lời những câu hỏi khó nhất trong bài kiểm tra); tuy nhiên, qua cuộc thi, mình cũng học được những điều chưa biết về ngôn ngữ lập trình. Theo mình, phần quan trọng nhất của mỗi cuộc thi không phải là giải thưởng mà bạn nhận được sau đó, mà nó là những kinh nghiệm và kiến thức mới mà chúng ta học được qua cuộc thi”.
Trần Lê Xuân Khải – B8
Mỗi em tham gia đều có những lý do khác nhau. Có em muốn thử thách bản thân, có em tham gia bởi đam mê với công nghệ. Với Goh Nguyen Khanh Hui Yin lớp I4, lý do tham gia cuộc thi cũng rất tình cờ.
“Mình khá phân vân trong việc quyết định tham gia cuộc thi. Nhưng mình đã quyết định tham gia vì bạn của mình đang tìm kiếm đồng đội tham gia cùng”.
Với Đặng Minh Quân lớp 4A, quyết định tham gia thử thách cuộc thi này bắt nguồn từ đam mê toán học và lập trình. Đây cũng là một trong những lý do mà các em đạt được giải vàng cá nhân và đồng đội cho cuộc thi này.
“Mình quyết định tham dự cuộc thi vì mình nghĩ nó sẽ rất thú vị và một số người bạn thân của mình cũng đã quyết định tham dự. Đối với vòng thi cá nhân, các câu hỏi khá khó vì chúng kết hợp cả toán học và lập trình. Mình không chắc lắm về câu trả lời của mình vì mình nghĩ rằng họ đã đưa ra câu hỏi sai cho chúng mình. Nhưng mình quyết định làm theo những gì mình cho là đúng.
Mình rất thích phần thi đồng đội. Chúng mình đã làm việc trực tuyến cùng nhau và nó thực sự rất vui. Mỗi người chúng mình chịu trách nhiệm về một phần và cũng đã phối hợp với nhau rất tốt. Mình hy vọng chúng mình cũng có thể làm việc cùng nhau trong các dự án sắp tới ”.
Trong quá trình tham gia dự thi, các em không khỏi gặp phải một số khó khăn. Nhưng thông qua những trải nghiệm này, các em sẽ học hỏi thêm được kỹ năng giải quyết vấn đề.
“Khi tham gia cuộc thi, mình đã phải đối mặt với một số vấn đề. Đầu tiên là mình đã làm rối tung 1/3 công việc cá nhân do không đọc kỹ câu hỏi. Vấn đề thứ hai, là phần thi đồng đội, là vấn đề lớn nhất. Scratch không phải là một ngôn ngữ lập trình nhanh. Nhóm của mình đã làm chủ yếu về phần giao diện thiết kế trong khi mình tập trung chủ yếu làm mã. Khi hoàn thành, nó nặng khoảng 2,5 megabyte, và mình đã phải cắt mã rất nhiều. Từ việc vận dụng vật lý đến vật lý tuyến tính thẳng, mình đã không thể bổ sung thêm nội dung, đây chính là dự án Scratch nặng nhất mà mình từng thực hiện. Vì lý do này, Scratch gần như không thể sử dụng cho dự án này, sau đó nó bị lỗi thời ngay cả với vật lý tuyến tính và khiến phiên bản web có tốc độ rất chậm”.
Hoàng Nam Sơn – B6A
Dù gặp khó khăn, nhưng những kiến thức và giá trị mà các cuộc thi đem lại cho các em thực sự quý giá. Việc đạt những giải cao trong vòng thi quốc gia cũng là cơ hội để các em được cọ xát với bạn bè thế giới.