Những giá trị bền vững trong hoạt động cộng đồng tại PennSchool
Nội dung bài viết
Với mục tiêu góp phần xây dựng những thế hệ tương lai trở thành những công dân toàn cầu có ích cho cộng đồng, chương trình giảng dạy tại PennSchool luôn lấy học sinh làm trung tâm, mang đến môi trường học tập chủ động và tự lập giúp học sinh có một nền tảng vững chắc với nền giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng triết lý giáo dục hiện đại.
Một trong những hoạt động được xây dựng và khuyến khích trong cộng đồng PennSchool là Service-learning projects hay được biết đến là các hoạt động cộng đồng. Bên cạnh yếu tố hỗ trợ cộng đồng, các hoạt động này còn giúp cho các em học sinh học hỏi về trách nhiệm của bản thân như là một công dân với cộng đồng xã hội.
Các hoạt động cộng đồng này tạo ra nhiều lợi ích cho học sinh ở mọi cấp học.
Học sinh phát triển các kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp và làm việc theo nhóm
Việc tham gia vào các dự án cộng đồng giúp học sinh phát triển các kỹ năng quan trọng, hỗ trợ các em khi chuyển tiếp lên đại học cũng như làm việc sau này. Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp được phát huy tối đa khi học sinh cùng nhau hợp tác, thảo luận về các ý tưởng của mình. Và khi một học sinh được phụ trách chính cho dự án, các em sẽ bắt đầu thử thách là những nhà lãnh đạo tương lai. Dù ở trong độ tuổi nào, học sinh sẽ có cơ hội xây dựng các kỹ năng hữu ích và phù hợp với bản thân.
Một cửa sổ để học sinh khám phá sự nghiệp tương lai
Tùy thuộc mục tiêu của dự án, việc học sinh tham gia vào các hoạt động cộng đồng có thể cung cấp những hiểu biết cơ bản về nghề nghiệp. Ví dụ việc học sinh tham gia vào hoạt động gây quỹ cho người gặp khó khăn sẽ giúp các em có trải nghiệm về việc lên kế hoạch gây quỹ, xác định quy mô và mục tiêu, xây dựng hoạt động hoặc sản phẩm được sử dụng để bán nhằm gây quỹ… Tất cả những trải nghiệm là cơ hội để học sinh hiểu hơn về quy trình và cách làm việc để đạt được mục tiêu của dự án.
Hiểu các vấn đề xã hội theo cách bớt trừu tượng hơn
Học sinh có cơ hội được nghe về các vấn đề xã hội như nghèo đói, thiếu thức ăn lành mạnh, những người vô gia cư… thông qua quá trình học tập và các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có nhiều điểm khác biệt. Thông qua các hoạt động cộng đồng, học sinh được trải nghiệm và quan sát thực tế về những tác động của vấn đề xã hội đó đến mọi người và cả chính bản thân các em. Điều này giúp học sinh xác định các thách thức cụ thể, từ đó đưa ra phương án giải quyết cũng như hình thành ý niệm về sự biết ơn và mong muốn đóng góp cho cộng đồng nhiều hơn.
PennSchool tin rằng để tạo ra các cá nhân xuất sắc, các em học sinh cần trau dồi sự hiểu biết về các vấn đề toàn cầu cũng như xây dựng ý thức về trách nhiệm xã hội ở mọi lứa tuổi. Học sinh sẽ được thử thách để phát triển với tư cách là những nhà lãnh đạo và công dân toàn cầu bằng việc tiếp cận với các trải nghiệm phục vụ cộng đồng, hình thành quan điểm về lòng biết ơn và tạo ra những thay đổi tích cực cho thế giới. Bên cạnh đó, học sinh sẽ khám phá các trải nghiệm này bên trong lớp học thông qua việc lên kế hoạch và thực hiện các dự án phục vụ cộng đồng tại Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Mỗi học sinh phải hoàn thành 30 giờ Trải nghiệm học tập gắn với việc phục vụ cộng đồng trong năm học và điều này sẽ được thể hiện trên bảng điểm cuối năm học.
Ngoài các dự án chung dành cho học sinh toàn trường như: Dự án xây dựng trường học và cơ sở hạ tầng giao thông ở tỉnh Yên Bái, hỗ trợ trẻ em ung thư, có rất nhiều cách để học sinh tham gia vào các dự án phục vụ cộng đồng hiện có hoặc tự xây dựng các dự án mới. Học sinh ở tất cả các cấp học được trao cơ hội để học thêm các kỹ năng mới, có lòng trắc ẩn, phản ánh và cùng tham gia vào các dự án để đóng góp tích cực cho xã hội như: tham gia các câu lạc bộ do học sinh tự lãnh đạo, tạo ra các sáng kiến để bảo vệ các di sản, bảo vệ môi trường, tác động đến các dự án xã hội thông qua mô hình của Liên Hợp Quốc, tham gia hoạt động tình nguyện hỗ trợ học tập cho các học sinh nhỏ tuổi…