Trải nghiệm phương pháp giảng dạy cốt lõi tại PennSchool
Nội dung bài viết
Với mục tiêu giáo dục, đào tạo ra những thế hệ học sinh đủ bản lĩnh để làm chủ tương lai, dám sống với những ước mơ, sẵn sàng đối mặt với những thử thách và cạnh tranh, PennSchool luôn tìm tòi, đổi mới, và ứng dụng những phương pháp giảng dạy tiến bộ bên cạnh những phương pháp giảng dạy truyền thống. Để từ đó, hướng tới một quá trình học tập và rèn luyện toàn diện, chuẩn bị nền tảng kiến thức và các kỹ năng thiết thực cho các em.
Các phương pháp giảng dạy tại PennSchool tập trung vào 4 phương pháp chính: Inquiry-based learning, Group-based learning, Game-based learning và Project – Based Learning.
Inquiry-based learning
Là phương pháp học tập chủ động bắt đầu với các câu hỏi truy vấn, vấn đề và tình huống. Phương pháp này đối lập hoàn toàn với phương pháp giáo dục truyền thống, với phương pháp truyền thống, yêu cầu giáo viên trình bày các khái niệm kiến thức và bị giới hạn trong phạm vi kiến thức của giáo viên về vấn đề đó. Học qua truy vấn sẽ dựa vào kiến thức qua trải nghiệm của học sinh khi được hướng dẫn. Các câu hỏi truy vấn sẽ xác định và nghiên cứu sâu về đề tại cũng như đưa ra giải pháp cho đề tài đó. Phương pháp này thường bao gồm problem-based learning (học qua giải quyết vấn đề/tình huống) và một phạm vi nhỏ của việc nghiên cứu/điều tra theo dự án học tập. Các phương pháp này giúp học sinh rèn luyện kỹ năng suy luận và khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả.
Group-based learning
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Khi làm việc nhóm, các thành viên đều phải làm việc chủ động, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Khi có một nhóm nào lên thuyết trình, các nhóm còn lại phải đặt ra các câu hỏi phản biện hoặc câu hỏi đề nghị làm sáng tỏ vấn đề. Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ thầy cô giáo.
Game-based learning
Là cách trò chơi hóa và ứng dụng các nguyên lý, thành tố trong thiết kế game vào nhiều lĩnh vực với mục đích khiến các em học sinh cảm thấy hào hứng và tương tác nhiều hơn. Việc học tập dựa trên trò chơi sẽ khiến học sinh có thể tiếp thu được những bài học một cách tốt hơn. Khi áp dụng hình thức game based learning, các bài giảng với khối lượng kiến thức đồ sộ sẽ đa dạng, phong phú hơn qua nhiều cách thể hiện khác nhau.
Project – Based Learning
Học tập theo dự án là phương pháp trong đó học sinh sẽ tìm tòi, khám phá để trả lời, đưa ra giải pháp một câu hỏi, vấn đề hay thử thách được đưa ra. Phương pháp giúp các em tiếp thu được những nội dung học thuật quan trọng, đồng thời rèn luyện và phát triển các kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm, giao tiếp, tư duy phản biện. Thành quả của các em là những sản phẩm thực hay những bài thuyết trình, mô hình mang tính thuyết phục, ứng dụng cao.