Điểm số có còn là thước đo đánh giá năng lực học sinh trong thế kỷ 21?
Nội dung bài viết
Chúng ta vẫn đang bước vào giai đoạn đầu của thế kỷ 21 đầy biến động nhưng cũng có nhiều thách thức và trải nghiệm mới, đặc biệt là trong phương pháp giáo dục. Điều này đòi hỏi những bước thay đổi cần thiết để giúp việc học tập của các em trở nên hiệu quả hơn.
Đã qua rồi khoảng thời gian khi điểm số luôn là thước đo quan trọng để đánh giá năng lực của học sinh. Nhà trường cũng phụ thuộc phần lớn vào điểm số để làm thước đo chính cho những hiệu quả trong phương pháp giảng dạy. Trong quá trình dự tuyển vào đại học, điểm số cũng là thước đo tiêu chuẩn đầu vào quyết định sự thành bại của một học sinh.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, điểm số không còn là thang đo chính để đánh giá năng lực của học sinh. Có những học sinh tốt nghiệp với bằng giỏi, nhưng khả năng giao tiếp và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống lại gặp nhiều hạn chế, trở thành lý do khiến các em không có sự phát triển và thành công trong sự nghiệp tương lai. Ngược lại, những em học sinh không có thành tích xuất sắc trong học tập, nhưng tích cực tham gia các hoạt động và trải nghiệm thường xây dựng được năng lực thích nghi với những thay đổi cao hơn.
Với vai trò là thế hệ công dân toàn cầu, việc phát triển năng lực của học sinh trở thành kim chỉ nam để PennSchool xây dựng chương trình thúc đẩy tiềm năng của học sinh, sẵn sàng đón chờ thách thức mới. Mục tiêu quan trọng của giáo dục dựa trên năng lực là khai mở tiềm năng sẵn có của từng học sinh để giúp các em không ngừng phát triển bản thân. Giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn là rèn luyện cho học sinh những kỹ năng bền vững để hội nhập quốc tế.
Tại PennSchool, học sinh được hướng dẫn xây dựng mục tiêu rõ ràng về kiến thức, kỹ năng và năng lực thông qua các bài học và các dự án thực tế. 4 Phương pháp học tập cốt lõi được khuyến khích trải nghiệm, bao gồm: Inquiry-based learning (học tập truy vấn), Team-based learning (học theo nhóm), Technology-based learning (học qua ứng dụng công nghệ) và Collaborative teaching and learning (phương pháp học tập và giảng dạy hợp tác).
Quá trình đánh giá năng lực phát triển của học sinh không còn phụ thuộc cứng nhắc vào những bài kiểm tra như trước đây. Cuối mỗi học kỳ, học sinh sẽ được đánh giá tổng kết thông qua các bài kiểm tra năng lực.
Bên cạnh đánh giá tổng kết, trong suốt quá trình học, học sinh sẽ được đánh giá tiến trình thông qua mức độ hoàn thành các dự án học tập. Điểm Đánh giá tổng kết sẽ dựa trên Đánh giá tiến trình của những bài học và dự án học tập cá nhân hoặc theo nhóm. Điều này đồng nghĩa với việc bài kiểm tra chỉ chiếm 55% tổng điểm đánh giá năng lực của học sinh.
Nếu như trong giáo dục truyền thống, việc đánh giá năng lực học sinh chỉ đến từ một chiều giáo viên thì ngày nay, học sinh PennSchool được trực tiếp tham gia vào quá trình đánh giá năng lực của bản thân bằng cách tự đánh giá theo các mục tiêu, mức độ hoàn thành từng tiêu chí của mỗi bài học. PennSchool cũng đồng thời đề cao sự phản hồi, đánh giá của giáo viên đến học sinh và ngược lại, nhằm giúp cho việc xây dựng chương trình học tập hiệu quả.