Những xu hướng công nghệ giáo dục nổi bật năm 2022
Nội dung bài viết
Đại dịch Covid-19 tạo ra nhiều thách thức cho mọi mặt của đời sống, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội phát triển mới đặc biệt là việc áp dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục.
Nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại, những bài toán đặt ra khi học sinh không thể đến trường học tập trực tiếp đã có lời giải. Và ngay cả khi thế giới đã chuyển sang giai đoạn bình thường mới, các giải pháp công nghệ vẫn cho thấy được tầm quan trọng của nó trong việc hỗ trợ tăng trải nghiệm cho học sinh.
Cá nhân hóa trải nghiệm học
Theo báo cáo “Edsurge” của Pearson (2016), các công cụ giúp học tập thích ứng là những công nghệ giáo dục có thể thích ứng theo những tương tác của người học bằng việc điều chỉnh trải nghiệm học để phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.
Với công nghệ này, học sinh có thể nhận được những phản hồi và đánh giá dựa trên dữ liệu phân tích từ việc quan sát hành vi của họ.
Tại PennSchool, việc đánh giá năng lực của học sinh qua bài thi MAP test là một trong những trải nghiệm cá nhân hóa dành cho học sinh. Bài kiểm tra với các câu hỏi sẽ tăng giảm mức độ khó tùy theo câu trả lời trước đó của học sinh, không phân biệt cấp lớp, giúp giáo viên có những nhận định chính xác hơn về năng lực của các em sau mỗi kỳ học.
Trải nghiệm học tập đa phương tiện
Học tập trên nền tảng số khiến học sinh gặp khó khăn trong việc tập trung, vì vậy việc tích hợp nhiều nội dung thay vì chỉ chia sẻ kiến thức thông thường sẽ thu hút và giúp học sinh hiểu bài hiệu quả hơn.
Các ứng dụng hỗ trợ quản lý giáo dục được áp dụng tại PennSchool như ClassDojo, Schoology đã tạo điều kiện giúp giáo viên và học sinh tăng sự tương tác và trao đổi các tài liệu quan trọng với nhau. Ứng dụng không chỉ chia sẻ bài giảng mà còn tích hợp các bài luyện tập và các bài tập câu hỏi tương tác, hỗ trợ làm việc nhóm giữa các thành viên trong lớp, giúp các em vừa thu thập kiến thức vừa phát triển kỹ năng.
Ứng dụng trò chơi trong trải nghiệm học
Game-based learning là một trong những xu hướng giáo dục được học sinh tiểu học yêu thích khi các em có cơ hội vừa học vừa chơi ngay trong không gian lớp học. Theo một nghiên cứu năm 2015 của nhóm tác giả Jan L. Plass (ĐH New York), Bruce D. Homer (trường CUNY) và Charles K. Kinzer (ĐH Columbia), một trong những đặc điểm quan trọng của việc ứng dụng trò chơi vào trải nghiệm học tập là việc sử dụng các yếu tố trong game để tạo động lực cho người học làm những việc mà bình thường họ sẽ không muốn làm.
Game-based learning là một trong những phương pháp giảng dạy cốt lõi được áp dụng tại các lớp tiểu học ở PennSchool. Phương pháp giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức ngay tại lớp thông qua một số trò chơi thú vị liên quan trực tiếp đến các kiến thức vừa được học.
Trải nghiệm toàn diện với VR và AR
Ứng dụng VR (Virtual Reality – Thực tế ảo) và AR (Augmented Reality – Thực tế tăng cường), ngày càng thu hút sự chú ý trong nhiều năm gần đây. Các ứng dụng này được áp dụng nhằm giúp học sinh khám phá thế giới thực ngay tại lớp học của mình.
Công nghệ thực tế ảo cũng đang được áp dụng tại PennSchool nhằm mang đến những bài học chân thực nhất, giúp học sinh khám phá thế giới thực theo cách tiếp cận hiện đại hơn. Qua đó, các em được rèn luyện năng lực quan sát, đánh giá và đưa ra đáp án cho những dự án học tập của mình.
Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu tại PennSchool, nhằm giúp học sinh tăng trải nghiệm và học tập hiệu quả hơn. Đồng thời, nó cũng giúp học sinh có cơ hội cập nhật sự phát triển công nghệ một cách kịp thời, hướng tới trở thành những công dân toàn cầu, sẵn sàng hội nhập với thế giới.